Tóm tắt nội dung
Khi vận chuyển tủ đông Alaska
- Khi vận chuyển sản phẩm trên xe bạn hãy chú ý không để tủ nghiêng quá 45° để tránh hỏng hóc.
- Trước khi lắp đặt tủ, cần tháo bỏ tất cả kệ đỡ, pallet (nếu có). Sau đó gỡ bỏ toàn bộ xốp, nylon bao quanh tủ kể cả đế xốp dưới đáy tủ. Việc này nhằm tránh làm ảnh hưởng đến hệ thống tản nhiệt của tủ.
Lưu ý khi dùng tủ mới mua và nguồn điện
- Dây điện cấp nguồn phải đảm bảo chịu tải ít nhất là 6A, chống chập cháy khi tủ hoạt động động ở công suất cao.
- Nên dùng 1 ổ cắm riêng cho tủ, tránh dùng chung ổ với các thiết bị khác, dễ gây chập cháy vì quá tải.
- Tránh nối dài dây nguồn của tủ. Nếu phải để xa, bạn hãy dùng thêm 1 ổ cắm điện.
- Điện áp khuyến cáo cho tủ đông Alaska là 220V/50Hz. Nguồn điện chập chờn sẽ gây giảm hiệu năng, hay thậm chí chập cháy các thiết bị trong tủ. Nên dùng thêm ổn áp nếu nguồn điện nhà bạn không ổn định.
- Tránh cắm điện vào tủ ngay sau khi rút điện ra. Nên hoãn 5 phút rồi mới cắm điện lại để đảm bảo an toàn cho tủ.
Lưu ý khi sử dụng tủ đông Alaska vừa mua về (tủ mới)
- Không cắm điện và để yên tủ trong 3 tiếng để ổn định khí gas trong máy nén, tránh tình trạng gas bị sốc bọt khí.
- Sau khi gas đã ổn định, nên dùng tủ với công suất làm lạnh thấp khoảng 4 tiếng, và không cho bất cứ thực phẩm nào vào tủ. Công đoạn này sẽ giúp tủ làm quen dần với chế độ làm việc, tránh gây hư hỏng do bị ép làm việc đột ngột.
- Trong quá trình tủ chạy không chứa thực phẩm, cứ mỗi 2 tiếng bạn nên mở cửa tủ khoảng 5 phút để mùi nhựa thoát ra ngoài. Về sau thực phẩm trong tủ sẽ không bị bám mùi nhựa nữa.
- Khi tủ đã lạnh mới bắt đầu cho thực phẩm vào tủ. Nên cho sản phẩm vào từng ít một cho tới khi đông đá mới tiếp tục cho thêm.
- Khi các thực phẩm đã đông lạnh hết mới giảm nút chỉnh nhiệt độ về số 3 hoặc 4.
- Nếu vặn nút nhiệt độ về vị trí OFF thì tủ đông Alaska sẽ chuyển sang trạng thái nghỉ.
Nơi lắp đặt
- Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào tủ. Đặt tránh xa các nguồn phát nhiệt lớn như: bếp gas, bếp điện, bếp từ. Còn nếu diện tích không cho phép, bạn có thể dùng vật liệu cách nhiệt để ngăn lại.
- Đặt tủ trên bề mặt bằng phẳng. Không đặt nghiêng vì dễ gây trôi tự do, tăng nguy cơ hỏng hóc cho tủ lẫn vật dụng xung quanh.
- Vị trí đặt tủ phải khô ráo, thoáng gió và ít bụi, đảm bảo phía sau tủ thông thoáng.
- Hãy đặt tủ cách tường tối thiểu 10cm và không dùng giấy vải để phủ kín dàn ngưng.
- Đặt tủ cách xa nguồn nước, nguồn ẩm để tránh ăn mòn.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ đông Alaska
- Tránh để thực phẩm bị ám lẫn mùi, nên bọc ngoài túi nilon trước khi lưu trữ trong tủ.
- Cần giữ khoảng cách giữa thực phẩm và thành tủ và không để quá nhiều thực phẩm trong tủ. Lượng thực phẩm chứa trong tủ nên nhỏ hơn 20% dung tích của tủ.
- Tránh để thực phẩm vẫn còn nóng vào trong tủ vì nó có thể làm rã đông các thực phẩm khác đang bảo quản trong tủ.
- Không để các chất độc hại hoặc hóa chất gây ăn mòn vào tủ.
- Không để chai thủy tinh có chứa chất lỏng vào ngăn đông vì khi đóng đá thể gây vỡ chai.
- Hạn chế mở nắp tủ đông quá lâu hoặc khi đã mở cửa hãy đóng lại nhanh nhất có thể, tránh làm nóng tủ gây lãng phí điện năng.
- Lớp tuyết dày sẽ làm giảm hiệu suất làm mát và làm tăng lượng điện tiêu thụ. Vậy nên, hãy thường xuyên rã đông để vệ sinh khi lớp tuyết dày trên 3mm.
Lưu ý khi vệ sinh
- Kiểm tra, đảm bảo đã rút nguồn điện trước khi vệ sinh tủ.
- Chỉ dùng khăn mềm, ẩm để lau chùi, vệ sinh tủ. Tránh vệ sinh bằng miếng sắt vì sẽ làm trầy xước gây mất thẩm mỹ, tạo các vệt bám bẩn khó chùi.
- Không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh tủ, vì chúng có thể gây các phản ứng hóa học ăn mòn, lão hóa các linh kiện bên trong.
Hướng dẫn xả đông
Bước 1: Phải tắt tủ và rút nguồn điện của tủ trước khi xả đông.
Bước 2: Lấy hết thực phẩm, giỏ treo, giá đỡ ra ngoài để làm vệ sinh cho tủ đông.
Bước 3: Xả tuyết ở dàn lạnh
Tháo nắp lỗ thoát nước bên trong tủ đông Alaska. Đây là lỗ thoát nước đáy nối với ống thoát nước phía sau ngăn đông. Hãy tháo nắp lỗ thoát nước để kiểm tra xem ống có nối với lỗ thoát nước này không. Sau đó bạn hãy lựa chọn một trong các cách sau để xả tuyết tủ đông:
- Mở nắp tủ và chờ tuyết tự tan: Cách này sẽ mất khá nhiều thời gian nếu tủ đóng tuyết dày.
- Dùng quạt thổi: Dùng quạt gió thông thường thổi vào trong tủ và mở nắp để băng tan nhanh.
- Dùng máy sấy tóc: Không thổi quá sát vào giàn ống xoắn hoặc thành tủ đông.
- Dùng dụng cụ cạy tuyết được cấp cùng tủ đông Alaska khi mới mua. Không được dùng vật nhọn hoặc mũi dao để cậy các tảng băng.
Bước 4: Kết thúc quá trình xả tuyết
Lau khô tất cả các bộ phận một lần nữa trước khi cắm điện rồi bật tủ trở lại. Đợi nhiệt độ trong tủ đủ lạnh thì hãy sếp thực phẩm và đồ đông lạnh vào tủ.
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn đọc.
Quý vị có thể tham khảo thêm phần đánh giá tủ đông của các thương hiệu khác thông qua mục tìm kiếm.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Tại sao tủ lạnh bị kêu: Kêu to, ù ù,...
23/08/2020
8510 views
Kích thước tủ lạnh 2 cánh | chi tiết chiều...
13/01/2022
5542 views
Công suất của tủ lạnh: Tiêu thụ hết bao nhiêu...
06/12/2023
4525 views
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh...
22/01/2022
4181 views
Tại sao tủ lạnh không làm đá rơi, không tự...
10/02/2022
3454 views
Số tổng đài và trung tâm bảo hành Sharp trên...
22/09/2020
2632 views
Check/tra cứu để kiểm tra và kích hoạt bảo hành...
28/07/2023
2245 views
Kích thước tủ lạnh 1 cánh mini nhỏ 50 –...
21/01/2022
2211 views