Điều hòa Midea thường bám nhiều bụi sau một thời gian sử dụng, khiến máy chạy không ổn định. Gọi thợ tới để vệ sinh là giải pháp an toàn và tiện lợi nhất, nhưng vì hiện giờ có nhiều thợ làm việc không có tâm nên khiến cho nhiều người rất ngại gọi.
Hiểu được tâm lí này của người dùng, đội ngũ kỹ thuật của Điện Máy Giá Rẻ xin được chia sẻ về Cách tháo lắp và vệ sinh máy lạnh Midea an toàn, nhanh chóng với các bước được liệt kê và mô tả kỹ càng kèm hình ảnh minh hoạ chi tiết.
Tóm tắt nội dung
1. Chuẩn bị trước khi vệ sinh điều hòa
1.1. Dụng cụ cần thiết
Những dụng cụ này thường được các thợ điện lạnh sử dụng mỗi khi vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa Midea
- Máng tôn hoặc võng hứng nước bẩn cần một chiếc máng tôn hoặc võng vải nilon có chiều dài bao hết giàn lạnh, có thể treo cố định vào giàn lạnh để hứng nước bẩn trong quá trình xịt rửa giàn lạnh.
- Bơm tăng áp là máy bơm nước với áp suất cao, dùng để xịt rửa các khe kim loại trên giàn nóng/lạnh rất nhanh chóng và tiện lợi. Có thể tận dụng nguồn nước máy áp lực cao của nhà bạn để xịt rửa nếu được.
- Tuốc-nơ-vít (tua vít) dùng để tháo các ốc vít trên giàn lạnh.
- Túi nilon hoặc giẻ khô để che bo mạch điện tử, ngăn không cho nước bắn vào gây hư hỏng.
- Nguồn nước sạch để xịt rửa. Không cần thiết phải pha thêm chất tẩy rửa nếu máy không có quá nhiều bụi bẩn.
- Nước rửa bát hoặc chất tẩy tương đương để tẩy những vất bẩn cứng đầu trên lớp vỏ nhựa giàn lạnh.
- Giẻ rửa bát/mút rửa bát để lau chùi vỏ nhựa giàn lạnh.
- Giẻ khô để lau khô phần vỏ giàn lạnh.
1.2. Việc cần chú ý
- Phải tắt điều hòa, ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.
- Nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn. Rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm, tuỳ vào mức độ và điều kiện sử dụng.
- Dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của điều hòa, dễ gây hư hỏng.
- Tránh tối đa việc làm giàn nóng bị móp méo biến dạng. Nếu lỡ tay làm biến dạng các lá nhôm thì dung vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá nhôm.
- Kiểm tra mối nối gas và mối nối điện để đảm bảo không bị rò rỉ gas, điện gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
2. Hướng dẫn tự vệ sinh và tháo lắp điều hòa Midea
Bạn cần thực hiện đúng cách tháo điều hòa để vệ sinh theo đúng trình tự, để tránh những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.
2.1. Tháo lắp và vệ sinh dàn lạnh
Cách mở nắp che điều hoà
Dùng 2 tay đẩy phần nắp che của điều hòa lên cao hơn để thấy bên trong dàn lạnh. Thường thì mặt trước được cố định với thân dàn lạnh bằng nhiều lẫy, chỉ cần dùng lực nhẹ là tách rời được mặt trước.
Tháo và vệ sinh lưới lọc điều hòa
Rút lưới lọc ra, rồi dùng bàn chải lông mềm (như chổi sơn) để cọ sạch lưới lọc dưới vòi nước.
Không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì lưới lọc làm bằng nilon, dễ biến dạng bởi nhiệt độ cao. Cuối cùng, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp trở lại máy. Khi phun nước rửa nhớ phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc. Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần.
Lưu ý: Không phơi trực tiếp lưới lọc dưới ánh mặt trời, thế có thể làm bộ lọc khí bị co rút biến dạng.
Tháo và vệ sinh phần vỏ của dàn lạnh
Dùng tua vít để tháo các con ốc cố định phần vỏ với phần thân dàn lạnh, sau đó dùng cả 2 tay nhấc vỏ ra. Để nơi thuận tiện rồi dùng giẻ lau sạch.
Xịt rửa dàn lạnh
- Trước hết, dùng túi nilon/giẻ khô bọc kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh nước bắn vào.
- Treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.
- Sau cùng, xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách cẩn thận, tránh văng nước lung tung.
Lưu ý: Đảm bảo đã ngắt điện trước khi xịt nước. Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác dễ làm hỏng máy. Dùng giấy hay giẻ lau sẽ không thể sạch được dàn lạnh
2.2. Tháo lắp và vệ sinh dàn nóng
- Đảm bảo đã tắt điều hòa, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy.
- Tháo mặt nạ bảo vệ của dàn nóng ra để việc vệ sinh máy lạnh cũng như các bộ phận bên trong được suôn sẻ hơn.
- Xịt rửa dàn ngưng tụ của máy, quạt dàn nóng, mặt nạ và các bụi bẩn bên dưới máy. Công việc sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần, đến khi mọi thứ được sạch sẽ.
- Lau sạch vỏ ngoài nếu thấy cần thiết về vấn đề thẩm mỹ.
- Đợi hoặc hong khô toàn bộ dàn nóng
- Kiểm tra kỹ các đầu ống đồng, dây điện kết nối sau đó lắp ráp lại các chi tiết theo trình tự ngược lại khi tháo.
Lưu ý: Cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp méo biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại, cần dùng vật mỏng đầu nhọn nắn thẳng lại, nhưng phải nhẹ tay để tránh làm thủng các ống môi chất nằm trong các lá kim loại.
Nếu bạn gặp khó khăn khi lắp lại thì có thể xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt điều hòa Midea
2.3. Chú ý an toàn sau khi vệ sinh điều hoà
Nếu có bất kỳ các điều kiện sau xảy ra, hãy tắt máy điều hòa của bạn ngay để kiểm tra:
- Dây điện bị hư hỏng hoặc nóng bất thường
- Có mùi khét của cháy nổ
- Máy phát ra âm thanh lớn và bất thường
- Cầu chì bị đứt hoặc công tắc mạch bị ngắt liên tục
3. Hậu quả của việc không vệ sinh điều hòa định kỳ
- Khả năng làm lạnh kém hoặc không lạnh.
- Lượng tiêu thụ điện năng tăng cao.
- Hiện tượng đóng tuyết, chảy nước thường xuyên.
- Máy phát ra tiếng ồn và nhanh nóng.
- Không khí xuất hiện mùi hôi gây khó chịu.
Tham khảo thêm về các lỗi thường gặp của điều hòa Midea: Bảng mã lỗi điều hòa Midea
Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn đọc. Quý vị có thể tham khảo thêm phần đánh giá điều hòa của các thương hiệu khác thông qua mục tìm kiếm.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Cách sử dụng điều khiển điều hòa Midea 1, 2...
01/07/2022
1613 views
Hướng dẫn lắp đặt điều hoà Midea
22/03/2022
1302 views
Điều hòa Midea không mát lạnh: Nguyên nhân và cách...
09/07/2022
1039 views
Bảng mã lỗi máy lạnh Midea và cách test |...
21/06/2022
883 views
Hướng dẫn tháo mở và vệ sinh điều hoà Midea...
30/06/2022
836 views
Hướng dẫn cách bật/tắt điều hòa Midea không cần điều...
22/03/2022
583 views
So sánh điều hòa Midea và Gree: Nên mua loại...
02/07/2022
581 views
Thời gian và chính sách bảo hành điều hoà Midea...
01/07/2022
571 views