Máy sấy quần áo không khô: Nguyên nhân tại sao, cách sửa

Quần áo vẫn còn ẩm ướt và không được sấy khô dù máy vẫn không khô dù máy vẫn hoạt động. Vậy tại sao máy sấy quần áo sấy không khô? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục nhé!

Quần áo còn quá nhiều nước

Nguyên nhân:

Nhiều người thường lầm tưởng rằng, quần áo sau khi giặt xong là đã có thể cho vào máy sấy và xử lý ngay. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Việc quần áo còn ướt, bị nhỏ nước không chỉ khiến quá trình sấy lâu khô hơn, mà còn gây nguy hiểm đối với thiết bị. Khi nước còn đọng nhỏ trực tiếp vào bộ phận sấy và dây điện, điều này có thể gây giật điện hoặc chập cháy nguy hiểm.

Cách sửa:

Trước khi cho đồ vào sấy bạn phải đảm bảo quần áo được vắt khô hết nước. Sau đó bạn dàn trải đều quần áo trong lồng sấy để đảm bảo luồng khí nóng được lưu thông tốt hơn.

Xem thêm: Kinh nghiệm dùng máy sấy quần áo hiệu quả

Cảm biến nhiệt trên sợi dây đốt bị cháy

Nguyên nhân:

Máy sấy khi bị quá tải do bạn sử dụng liên tục hoặc sấy với khối lượng vượt qua mức quy định đặt ra của nhà sản xuất, cảm biến trên dây đốt có thể bị cháy dẫn đến thiết bị không được cung cấp đủ nhiệt độ để làm khô quần áo ngay được trong thời gian thực hiện sấy.

Cách sửa:

Bạn nên liên hệ ngay lập tức đến với nhân viên kỹ thuật tại trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng điện lạnh uy tín để giúp bạn vấn đề này bằng cách thay mới cảm biến đúng trị số với từng dòng theo chỉ số của máy từ nhà sản xuất.

Ngoài ra, bạn hãy sấy quần áo với số lượng thích hợp được ghi trên thân máy, hoạt động với tần suất vừa phải để duy trì tuổi thọ cho thiết bị đúng nhất theo hướng dẫn từ nhà sản xuất đến từ các hãng nhé.

Lỗ thông hơi bị tắc

Phần này chỉ áp dụng với máy sấy thông hơi, là loại cho hơi nóng ẩm thoát ra ngoài qua đường ống.

Nguyên nhân:

Dấu hiệu thông thường nhất khi lỗ thông hơi máy sấy bị tắc là thời gian sấy khô lâu hơn. Nếu lỗ thông hơi của máy sấy bị tắc hoặc bị cản trở, thiết bị sẽ mất nhiều thời gian hơn để sấy khô quần áo. 

Cách sửa: 

Kiểm tra nơi đặt lỗ thông gió lâu ngày có bị cặn bẩn tắt lỗ thông gió hoặc kẹt vật lạ khiến máy không thông hơi ra được. Bạn có thể tự làm bằng cách mua bộ dụng cụ vệ sinh lỗ thông hơi và làm theo các bước sau:

  • Xác định vị trí lỗ thông hơi của máy sấy và tháo nắp nhựa bảo vệ phần cuối của lỗ thông hơi.
  • Rút dây nguồn máy sấy của bạn.
  • Tháo bất kỳ băng dính hoặc kẹp giữ ống thoát khí vào lỗ thông hơi ở mặt sau của máy sấy.
  • Đẩy bàn chải từ bộ làm sạch máy sấy của bạn nhẹ nhàng và càng xa càng tốt vào hai đầu của ống dẫn máy sấy. Đảm bảo đi theo bất kỳ ngã rẽ hoặc góc cua nào.
  • Dọn sạch xơ vải rơi ra phía đối diện của ống dẫn, sau đó kết nối lại ống thông hơi và dây nguồn và/hoặc nguồn cung cấp khí đốt.
  • Trượt máy sấy của bạn trở lại vị trí cũ và chạy một chu kỳ máy sấy trống trong 10 đến 15 phút để thổi sạch bụi còn sót lại và xác nhận lỗ thông hơi sạch sẽ.

Máy sấy quần áo bị quá tải

Nguyên nhân:

Việc bạn sử dụng lượng đồ không phù hợp sẽ gây ra những bất tiện nhất định. Nếu quá nhiều, sẽ gây quá tải, hiệu quả hoạt động của máy không được tối ưu. Nếu quá ít, sẽ vô tình gây lãng phí điện năng.

Riêng với máy sấy, việc quá ít quần áo trong lồng sấy còn khiến máy sấy quần áo làm việc quá tải.

Cách sửa:

Nếu bạn cần sấy khối lượng quần áo lớn thì nên chia thành nhiều đợt nhỏ đúng với quy định của máy. Đừng cố nhồi nhét hết đồng quần áo vào một lần để sấy cho nhanh nhưng sự thật thì đồ không được làm khô hiệu quả mà còn làm hao tốn điện năng và giảm tuổi thọ của máy.

Cũng theo hướng dẫn của các nhà sản xuất và phân phối, lượng trang phục lý tưởng để máy sấy quần áo hoạt động đó là khoảng 2/3 lồng sấy.

Cài đặt sai chương trình sấy

Nguyên nhân:

Nhiều trường hợp người dùng bật chế độ sấy với thời gian tương ứng là hơn 2 tiếng nhưng máy có thể hoạt động hơn 3 tiếng mới dừng. Nguyên nhân có thể do vị trí lắp đặt quá kín, không thoát được gió nóng, lượng quần áo quá nhiều khiến máy tự tăng thời gian sấy khô quần áo.

Cách sửa:

Để đảm bảo bạn không sử dụng đúng chương trình sấy phù hợp để sấy quần áo khô, hãy chú ý đến các ký hiệu nhãn mác quần áo của bạn, chúng sẽ cho bạn biết nên chọn chương trình sấy nào là tốt nhất. Hoặc tham khảo cách dùng máy sấy quần áo cho đúng cách để máy luôn hoạt động an toàn và hiệu quả.

Máy sấy quần áo không khô phải khắc phục như thế nào?

Bộ lọc xơ vải bị bẩn

Nguyên nhân:

Máy sấy quần áo cũng cần được vệ sinh định kỳ để tránh khỏi những vi khuẩn sinh sôi bên trong, gây ảnh hưởng tới hiệu quả của máy cũng như sức khỏe người dùng.

Ngoài ra, việc sử dụng lâu ngày sẽ khiến máy sấy có các xơ vải cũng như cặn bẩn tích tụ bên trong, khiến cho thiết bị dễ gặp phải tình trạng cháy nổ.

Cách sửa:

  • Cuộn xơ vải ra khỏi màn hình.
  • Làm ướt cả hai mặt của màn hình bằng nước nóng.
  • Chà bằng bàn chải nylon, nước nóng và chất tẩy lỏng để loại bỏ mọi chất tích tụ.
  • Rửa sạch bằng nước nóng và lau khô hoàn toàn.

Lưu ý: Hãy vệ sinh máy sấy quần áo bằng xà phòng và nước, ít nhất 1 tháng 1 lần.

Máy sấy không nóng do tích đầy xơ vải

Ống thông hơi bị gập hoặc bị đè

Nguyên nhân:

Khi ống bị gập hoặc bị đè bởi vật nặng, luồng hơi nóng ẩm sẽ bị cản trở nên máy hoạt động không hiệu quả, không thể làm khô quần áo trong thời gian cài đặt.

Cách sửa: 

Bạn cần rút nguồn điện vào máy và thực hiện kiểm tra xem lỗ thông gió có bị mắc kẹt vật gì hay không. Nếu có, cần loại bỏ chúng bằng cách vệ sinh sạch sẽ lỗ thông gió trước khi cho máy hoạt động trở lại.

Bo mạch của máy gặp sự cố

Máy sấy quần áo không nóng nhưng vẫn hoạt động bình thường? Vậy thì bo mạch của máy có thể đang gặp vấn đề.

Nguyên nhân:

Bo mạch chính là bộ phận dẫn điện xuống bộ phận sợi đốt để sinh nhiệt nóng, do đó nếu bo mạch bị đứt hay hỏng thì sợi đốt cũng không sinh nhiệt làm khô mặc dù máy vẫn hoạt động.

Cách sửa: 

Vì đây là bộ phận quan trọng nên bạn cần nhanh chóng liên hệ với các trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín để được kiểm tra và họ sẽ giúp các bạn xử lý vấn đề này.

Mr. Tuấn
Mr. Tuấn 0965.790.100
Ms. Hương
Ms. Hương 0982.069.704
Liên hệ