Tại sao xơ vải lại xuất hiện trong máy sấy quần áo? Nó có gây ảnh hưởng gì không và làm thế nào để loại bỏ nó? Hãy đọc ngay nội dung dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!
Tóm tắt nội dung
Xơ vải trong máy sấy quần áo là gì?
Xơ vải trong máy sấy chính là các sợi vải rơi ra từ quần áo của chúng ta trong chu trình giặt và sấy thông thường.
Khi những sợi này tích tụ lại, chúng tạo thành một lớp lông tơ trong máy sấy quần áo.
Xơ vải trong máy sấy chủ yếu hình thành từ quần áo được làm bằng chất liệu tự nhiên như len và bông. Ngoài ra, quần áo được làm từ sợi tổng hợp góp phần tạo ra xơ vải trong máy sấy.
Máy sấy thu gom xơ vải như thế nào?
Quần áo khi mặc lên người sẽ liên tục cọ xát vào cơ thể tạo ra ma sát nhẹ. Mặc dù nó không làm chúng ta khó chịu nhưng lại khiến các sợi vải trong quần áo bị bai ra dần.
Trong một chu trình giặt, lực ma sát này cao hơn hẳn, khiến các sợi vải bị bung ra khỏi quần áo. Tuy nhiên, bạn không thấy nhiều xơ vải trong máy giặt vì nước đã khiến xơ vải dính lại vào quần áo.
Nhưng khi cho quần áo vào máy sấy, sự kết hợp giữa khí nóng và lực ma sát giữa lồng sấy và quần áo sẽ tách bỏ các sợi vải ra khỏi quần áo và bó chúng lại với nhau, hình thành xơ vải.
Máy sấy quần áo chuyên dụng hiện nay đều có bộ lọc xơ vải, giúp thu gom xơ vải để bỏ đi.
Cách loại bỏ xơ vải khỏi máy sấy
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy bộ lọc xơ vải ở ba nơi: bên trong cửa máy sấy, trên lớp vỏ phía sau máy hoặc ở góc trên cùng bên phải của máy.
Bạn có thể lấy xơ vải ra bên ngoài bằng tay. Tuy nhiên, các hãng sản xuất đều khuyến cáo bạn thỉnh thoảng cần phải tháo bộ lọc và rửa bằng nước nóng để loại bỏ xơ vải khi chúng tích tụ quá nhiều.
Cùng với việc thường xuyên làm sạch bộ lọc xơ vải, bạn cần dọn sạch xơ vải tích tụ trong lỗ thông hơi của máy sấy ít nhất mỗi năm một lần. Để thực hiện, hãy rút phích cắm của máy sấy, ngắt kết nối lỗ thông hơi và hút bụi bên trong. Bạn cũng có thể mua bộ dụng cụ chuyên dụng để làm sạch lỗ thông hơi của máy sấy, loại bỏ xơ vải còn sót lại.
Tác hại của xơ vải
Xơ vải bên trong bộ lọc không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất của máy sấy và tăng hóa đơn tiền điện lên, mà còn là nguy cơ gây ra hỏa hoạn vì xơ vải rất dễ bắt lửa với kích thước cực nhỏ của mình. Để ngăn ngừa điều này xảy ra, chúng tôi khuyên bạn nên làm sạch bộ lọc xơ vải sau mỗi chu trình sấy.
Đa số máy sấy quần áo sẽ có đèn nhắc nhở bạn làm điều này sau mỗi chu trình sấy, nhưng bạn cũng nên tạo thói quen đổ xơ vải đi sau mỗi lần sử dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng xơ vải từ máy sấy để dùng cho các việc khác nhau.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Cách dùng/sử dụng máy sấy quần áo Samsung Heatpump
10/01/2023
2796 views
Cách sấy quần áo bằng máy giặt | nhanh chóng...
14/01/2023
2439 views
Cách xài/sử dụng máy sấy quần áo Candy dòng 8...
11/01/2023
2082 views
Bảng mã lỗi máy sấy quần áo Candy: LOC, E21…Cách...
16/10/2023
1957 views
Hướng dẫn sấy quần áo bằng máy giặt LG【Mới nhất】
11/01/2023
1695 views
Cách dùng máy sấy quần áo Electrolux UltimateCare 300
02/10/2023
1692 views
Cách dùng/sử dụng máy sấy quần áo Whirlpool | Đủ...
11/01/2023
1450 views
Cách tra cứu/check và kích hoạt bảo hành điện tử...
26/07/2023
1420 views