Cách sử dụng tủ lạnh Funiki | Điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát/đá

Nếu bạn chưa biết cách sử dụng tủ lạnh Funiki khi mới mua về thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá và các tính năng của tủ.

Cách sử dụng tủ lạnh Funiki

Điều chỉnh nhiệt độ

Chỉnh nhiệt độ ngăn mát

Loại trực tiếp (Dòng tủ lạnh mini Funiki)

Ngăn mát của tủ lạnh Funiki loại trực tiếp được trang bị núm xoay theo số thứ tự từ 0 đến 5. Số thứ tự này tương ứng với mức độ làm lạnh của tủ, trong đó:

  • Từ số 1-2: Độ lạnh nhỏ nhất, nên chọn mức nhiệt này khi nhiệt độ của môi trường bên ngoài thấp hơn 15 độ C.
  • Số 3: Đây là mức nhiệt độ trung bình, chọn mức nhiệt này khi nhiệt độ của môi trường bên ngoài khoảng 15 độ C đến 25 độ C.
  • Từ số 4-5: Độ lạnh lớn nhất, chọn mức nhiệt này khi nhiêt độ môi trường bên ngoài lớn hơn 25 độ C, khi làm đá hay có nhu cầu đông thực phẩm nhanh chóng.

Tủ lạnh mini Funiki 90 lít FR-91CD

Loại gián tiếp (Dòng tủ lạnh Funiki 2 cánh)

Tủ lạnh Funiki thông thường sẽ được để nhiệt độ ở mức mặc định là “NORMAL”. Trên núm điều chỉnh nhiệt độ sẽ có 3 mức “MIN – NORMAL – MAX”. Trong đó:

  • MAX” tương ứng với mức nhiệt độ thấp nhất
  • MIN” tương ứng với mức nhiệt độ cao nhất
  • NORMAL” tương ứng với mức nhiệt độ trung bình.

Chỉnh Nhiệt độ Ngăn Mát Tủ Lạnh Funiki

 

 

Chỉnh nhiệt độ ngăn đá

Điều chỉnh cần gạt gió trên ngăn đá về MIN hay MAX.

Chỉnh Nhiệt độ Ngăn đông Tủ Lạnh Funiki

Chú ý: Vào mùa đông (khi nhiệt độ ngoài trời dưới 20°C) bạn nên chỉnh điều khiển nhiệt độ ở mức MIN nhằm tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Với khả năng điều chỉnh nhiệt độ ở ngăn đá và ngăn bảo quản giúp bạn sử dụng tủ lạnh vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Cách làm đá

  • Với Model có bộ làm đá thông minh, khi cần lấy đá ra, bạn chỉ việc vặn núm ngăn đá là đá tự rơi vào khay trữ đá phía dưới rất thuận tiện.
  • Ngoài ra, với ngăn làm đá bình thường nếu muốn lấy đá bạn phải cầm hai đầu khay đá và vặn, lúc đó đá sẽ rời ra.

Làm đá Tủ Lạnh Funiki

Lưu ý: 

  • Khi làm đá, bạn đổ nước vào khay đúng mực nước không nên đổ đầy làm nước chảy vào tủ.
  • Không nên làm đá bằng khay trữ đá vì có thể gây hỏng khay.

Tháo khay tủ

  • Để tháo các vách ngăn trong tủ bạn phải khẽ nâng phía trong khay và kéo ra.
  • Với giá để chai ở cửa, bạn chỉ cần nâng đều hai bên lên là được.
  • Hộp để rau quả có kích thước lớn nên muốn lấy ra bạn phải nắm vào tay nắm của hộp và kéo lệch một bên ra trước.

Tháo Khay Kệ

Vệ sinh tủ

  • Trước khi tiến hành vệ sinh phải tắt (rút điện) tủ lạnh.
  • Làm sạch khay thoát nước ngưng: Khay thoát nước ngưng được bố trí ở đáy tủ do lâu ngày bị bụi bẩn két lại nên làm giảm khả năng bốc hơi và để lại mùi do vậy cần phải rửa sạch.
  • Dùng vải ướt, mềm lau bên trong và ngoài tủ, sau đó dùng vải mềm và khô lau lại.

Chú ý:

  • Sau khi vệ sinh xong thì trong và ngoài tủ phải để khô.
  • Không dùng bất kỳ hoá chất nào để vệ sinh tủ vì nó sẽ
  • để lại mùi hoặc gây ăn mòn, biến dạng các bộ phận của tů.
  • Không dùng bàn chải hoặc vật cứng để cọ rửa tủ lạnh.
  • Không dùng nước xả vào tủ lạnh, nếu xả nước vào tủ lạnh bạn sẽ làm rò hỏng vỏ tủ lạnh. Mặt khác nước sẽ làm ẩm tủ gây rò điện nguy hiểm.

Lưu ý khi dùng tủ Funiki lúc mới mua về

Khi vận chuyển và lắp đặt

  • Không để tủ bị nghiêng quá 45 độ khi vận chuyển, mặt tủ luôn phải hướng lên trên, không bê ngang tủ. Nếu để tủ nằm ngang có thể sẽ ảnh hưởng đến gas bên trong tủ, làm giảm hiệu suất làm lạnh khi sử dụng tủ.
  • Đặt tủ ở một mặt phẳng cố định không bị nghiêng hoặc khập khiễng.
  • Khi vừa vận chuyển tủ đến, không nên cắm nguồn điện ngay mà nên chờ 30 phút sau để gas tủ ổn định lại mới bắt đầu cắm tủ để hoạt động. Nếu cắm điện tủ lạnh ngay có thể làm giảm chất lượng làm lạnh của tủ.
  • Đặt tủ ở vị trí thông thoáng, giữa khoảng cách với các bề mặt xung quanh ít nhất 10cm, với nóc tủ khoảng cách tối thiểu 30cm. Vừa thuận tiện khi sử dụng, vừa đảm bảo khi tủ hoạt động hơi nóng có không gian để tản nhiệt, giúp tủ luôn hoạt động hiệu quả và bền nhất.
  • Không để tủ lạnh gần các nguồn nước, nguồn hơi ẩm hay nguồn phát ra nhiệt, sẽ bị ảnh hưởng đến linh kiện của tủ.
  • Không để tủ ở nơi nhiệt độ cao, hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào: Dễ khiến tủ bị hấp nhiệt từ bên ngoài làm giảm khả năng làm lạnh, hao tốn điện năng đồng thời giảm tuổi thọ tủ.
  • Khoảng cách tủ và nguồn điện nên ngắn hơn dây điện của tủ, dây nên nối được một cách thoải mái về độ dài để tránh bị kém tiếp xúc với nguồn điện, dễ gây chập cháy điện. Nếu ổ nguồn điện quá xa vị trí đặt tủ, hãy đảm bảo tiếp xúc điện ổn định nhất bằng cách lắp đặt thêm dây nối điện.
  • Tránh để vật nặng đè lên dây điện có thể làm xước, dây hư hỏng, hở điện gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Nên sử dụng ổ cắm riêng biệt cho tủ lạnh thay vì cắm chung với các thiết bị khác rất dễ sinh nhiệt và chập cháy điện.

Sử dụng tủ lần đầu tiên

  • Sau khi vận chuyển, không cắm nguồn điện ngay mà nên chờ ít nhất 30 phút để gas hồi về máy và ổn định rồi mới cắm nguồn điện.
  • Kiểm tra đèn báo của tủ khi mở đóng cửa tủ bằng cách nhấn vào nút công tắc ở cửa tủ. Khi tủ đóng đèn sẽ tắt và khi mở cửa tủ đèn sẽ bật sáng.
  • Nếu nghe tiếng sôi nhẹ trong ngăn đá và tiếng động cơ chạy hơi kêu ù ù nhỏ nhỏ, hai bên hông tủ ấm lên là tủ hoạt động bình thường. Bạn hoàn toàn không cần lo lắng.
  • Không nên dùng tay hay vải ướt chạm vào khay bên trong ngăn đá khi tủ đang hoạt động
  • Trong trường hợp tủ đang hoạt động bình thường bỗng nhiên bị ngắt điện, thì bạn nên chờ khoảng 5 phút rồi mới cắm lại nguồn điện nhé.
  • Khi tủ vận hành nên đấu dây tiếp đất ở phía sau tủ.
  • Khi cắm điện lần đầu, để tủ hoạt động 30 – 45 phút sau đó kiểm tra xem ngăn đá có làm lạnh đều không. Nếu tủ chạy ổn định, 3 tiếng sau mới bắt đầu cho thực phẩm vào tủ để bảo quản.

Mr. Tuấn
Mr. Tuấn 0965.790.100
Ms. Hương
Ms. Hương 0982.069.704
Liên hệ