Cách mở & vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa tại nhà [Cục lạnh/nóng]

Trong quá trình bạn sử dụng, nếu điều hoà không được vệ sinh, bảo dưỡng, bảo trì định kỳ sẽ khiến cho máy dễ gặp trục trặc và giảm tuổi thọ. Với kinh nghiệm 10 năm trong ngành điện máy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn tháo và vệ sinh điều hoà tại nhà đúng cách mời các bạn theo dõi.

Cách vệ sinh điều hòa

Để tiến hành công việc vệ sinh một cách thuận tiện nhất thì chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ vệ sinh máy lạnh tại nhà, bao gồm:

  1. Máy bơm áp lực nước: xịt rửa bụi bẩn bám điều hoà, cục nóng.
  2. Máy hút bụi: để hút sạch phần bụi bám trên thân máy, lưới lọc và bên trong quạt lõi máy.
  3. Bạt che: giúp tránh giữ nguồn nước không vương vãi ra tường, sàn nhà 
  4. Bộ tua vít: dùng để tháo các bộ phận
  5. Thang xếp: Việc tiếp cận máy và vệ sinh trên cao 
  6. Đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra gas điều hoà có bị rò rỉ hoặc sắp hết hay chưa
  7. Dung dịch vệ sinh điều hoà

Bước 1: Ngắt điện điều hoà trước khi tiến hành vệ sinh

  • Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh máy lạnh, bạn hãy ngắt nguồn điện kết nối với điều hoà.
  • Tắt cầu dao điều hoà
Ngắt điện điều hoà trước khi tiến hành vệ sinh

Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh 

2.1. Vệ sinh mặt nạ dàn lạnh

Trước khi vệ sinh bạn phải đảm bảo tất cả các đồ dùng gần máy lạnh đã được che phủ tránh làm ướt hay bám bụi bẩn.

– Đầu tiên, dùng khăn vải mềm, ẩm, nhẹ nhàng lau lớp vỏ bên ngoài của điều hòa theo chiều ngang và chiều dọc.

– Sau đó, tiến hành tháo mở mặt nạ:

  • Trượt mặt nạ về bên trái hoặc bên phải và kéo về phía bạn nó sẽ tách khỏi chốt xoay mặt nạ ở một bên
  • Tháo chốt xoay mặt nạ ở bên kia theo cách tương tự

– Tiếp theo, vệ sinh sạch sẽ phía bên trong lớp mặt nạ.

– Cuối cùng, để lớp vỏ đã được lau ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tháo Mở Mặt Nạ dàn lạnh 

2.2. Vệ sinh lưới lọc

  1. Đầu tiên, tháo tấm lưới lọc thô ra bằng cách đẩy chốt của tấm lọc lên trên một chút, sau đó kéo xuống.
  2. Tiếp theo, dùng nước hoặc chất tẩy rửa được pha loãng để rửa các lưới lọc thô. Hoặc có thể dùng máy hút bụi để làm sạch.
  3. Sau khi làm sạch, hãy đem lưới lọc hong khô ở những nơi thông thoáng, có gió, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng của mặt trời.

2.3. Vệ sinh toàn bộ thân máy

  1. Bạn dùng túi vệ sinh (hoặc áo mưa), để bọc bên dưới dàn lạnh và hứng nước bẩn.
  2. Kế tiếp, dùng chổi cọ để làm sạch các bo mạch điện tử và lấy khăn vải che tránh tiếp xúc với nước
  3. Dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt để phun nước vào dàn lạnh và thông đường ống nước.
  4. Dùng khăn khô để lau chùi lại các chỗ vừa xịt để loại bỏ vệt nước.

Máy bơm áp lực nước

2.4. Lắp vỏ dàn lạnh và tấm lọc lại đúng vị trí ban đầu khi đã khô

  1. Lắp tấm lọc bụi vào vị trí cũ cẩn thận tránh làm rách lưới.
  2. Tiếp đó, lắp quạt đảo gió và vỏ dàn lạnh điều hoà theo chiều từ trên xuống dưới.
  3. Dùng tua vít vặn ốc cố định trên thân máy.

Bước 3: Vệ sinh cục nóng

  1. Đầu tiên dùng tua vít để tháo lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước dàn nóng.
  2. Dùng vòi xịt để rửa lớp bảo vệ này.
  3. Kế tiếp, bạn vệ sinh cánh quạt và những góc bị bám bụi bên trong.
  4. Sau khi đã xịt rửa các bộ phận dàn nóng, bạn dùng khăn khô lau sạch sẽ.
  5. Bạn tiến hành lắp lại vỏ bảo vệ ở mặt trước sao cho các ngạnh trùng khớp với nhau.
Cách vệ sinh dàn nóng
Vệ sinh cục nóng

Lưu ý: Bạn không nên xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch, dễ dẫn đến hư hỏng.

Bước 4: Kiểm tra gas điều hoà

Bạn sử dụng đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra gas điều hoà, xem ống dẫn có bị rò rỉ hoặc máy lạnh có sắp hết gas không. Nếu gặp tình trạng này, bạn hãy liên hệ đến cửa hàng uy tín để khắc phục kịp thời.

Kiểm tra gas điều hoà

Bước 5: Bật cầu dao và kiểm tra vận hành máy 

Bật cầu dao điện cho điều hoà để hoạt động. Bạn đã hoàn tất quá trình vệ sinh máy lạnh khi thấy máy chạy êm và không phát sinh dấu hiệu bất thường, không có tiếng động lạ.

Bật cầu dao và kiểm tra vận hành máy 

Một số lưu ý khi vệ sinh điều hoà tại nhà

– Kiểm soát lực phun nước: Bạn không nên sử dụng nước với lực phun quá mạnh, nhất là ở bảng mạch vì dễ ảnh hưởng đến bo mạch.

– Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy lắp đặt dàn lạnh nhanh chóng.

– Kiểm tra đường ống và van: Việc này giúp hạn chế tình trạng quá nhiệt làm hỏng dây.

– Lắp đặt hệ thống xì van ở mức cho phép: Đối với điều hoà xài van.

– Tùy vào vị trí cũng như khu vực lắp đặt để có thời gian vệ sinh máy lạnh hợp lý.

  • Với hộ gia đình: Khoảng 3 – 4 tháng/lần (nếu mở và sử dụng mỗi ngày) hoặc 6 tháng/lần (nếu sử dụng 3 – 4 ngày/tuần).
  • Với công ty và nhà hàng: Khoảng 2 – 3 tháng tùy vào môi trường có bụi bẩn ít hay nhiều.
  • Các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy: Vệ sinh hằng tháng vì máy hoạt động liên tục với tần suất cao.
Một số lưu ý khi vệ sinh điều hoà tại nhà

Mr. Tuấn
Mr. Tuấn 0965.790.100
Ms. Hương
Ms. Hương 0982.069.704
Liên hệ