Cách dùng máy sấy quần áo | Chi tiết, đơn giản

Máy sấy quần áo hiện nay không còn quá xa lạ với chúng ta. Thế nhưng, sử dụng máy sấy quần áo như nào mới đúng chuẩn, đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới nhé.

1. Cách sử dụng máy sấy quần áo đúng cách

1.1. Phân loại quần áo trước khi sấy

Trước khi bỏ quần áo vào máy sấy, bạn nên phân loại quần áo theo chất liệu vải, bởi một số loại vải, quần áo không nên cho vào máy sấy như: tơ, lụa, len, màn cửa,… sẽ rất dễ hư hỏng nếu gặp nhiệt độ cao. Những trang bị đính nhiều phụ kiện, cườm hay đá không nên cho vào tủ sấy để tránh bị rơi rớt.

Việc cố tình bỏ chúng vào máy sấy quần áo có thể khiến quần áo bị co lại, sờn hoặc hỏng luôn.

Xem thêm: Loại vải có thể cho vào máy sấy quần áo

1.2. Bỏ đồ đã vắt vào lồng sấy và đóng chặt cửa

Hãy đảm bảo rằng quần áo đã được vắt cạn nước thật kỹ sau khi giặt, nếu quần áo ướt tới mức có nước nhỏ giọt thì sẽ tốn rất nhiều thời gian sấy khô quần áo và điện năng tiêu thụ.

Máy sấy có cảm biến ở cửa để ngăn máy hoạt động khi cửa đang mở. Việc cửa hở hoặc được đóng sai cách có thể khiến máy sấy quần áo không chạy. Vậy nên bạn cần đóng chặt cửa đúng cách rồi mới chuyển sang Bước 3 được.

1.3. Chọn chế độ sấy phù hợp

Mỗi thương hiệu máy sấy quần áo sẽ trang bị từng chế độ sấy khác nhau. Tuy nhiên, đa số các máy sấy đều có 3 chế độ sấy cơ bản như sau: sấy khô tự động, sấy khô quần áo có chất liệu vải mỏng và sấy khô quần áo có chất liệu vải tổng hợp.

Ngoài ra, một số thiết bị còn đi kèm các chế độ sấy nhanh, làm mới hay sấy khô phù hợp với từng chất liệu vải của quần áo: vải jeans, khăn tắm, vải cotton, vải mỏng,… Chính vì vậy, bạn nên chọn chế độ phù hợp với từng chất liệu vải giúp tăng độ bền áo quần và máy sấy.

Để chọn được chế độ sấy phù hợp, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kết hợp tham khảo ý nghĩa ký hiệu trên nhãn mác quần áo.

Những ký hiệu phổ biến:

  • Hình vuông với hình tròn bên trong – có thể sấy khô.
  • Hình vuông, hình tròn và một chấm lớn – có thể sấy khô ở nhiệt độ thấp.
  • Hình vuông, hình tròn và hai chấm lớn – có thể sấy khô ở nhiệt độ cao.
  • Hình vuông, hình tròn có hai đường chéo xuyên qua – không thể sấy khô bằng máy sấy quần áo.

Lưu ý: 

  • Đối với vải cotton và các loại quần áo dày (quần jean, khăn tắm, áo nỉ, v.v.), hãy sử dụng chế độ sấy nhiệt độ cao.
  • Nhiệt độ cao có thể khiến quần áo bị co rút. Một trong những cách hiệu quả chống co rút quần áo khi sấy là dùng chương trình sấy nhiệt độ thấp. Nó vừa giúp loại bỏ các nếp nhăn, vừa giữ vải không bị mất độ co giãn.

1.4. Thêm bóng sấy và giấy thơm (Nếu cần)

Bóng sấy có bề mặt gồ ghề, sử dụng bóng sấy giúp ngăn quần áo vón cục lại bên trong lồng sấy bằng cách len giữa các lớp vải để tách chúng ra. Giúp hơi nóng lưu thông tốt hơn, rồi giảm thời gian sấy khô. Từ đó, giúp quần áo không nhăn, giảm tĩnh điện và làm mềm quần áo.

Hoặc có thể dùng giấy thơm để giúp quần áo không bị nhàu, giúp loại bỏ mùi hôi, ẩm mốc lâu ngày trên áo quần hiệu quả.

Mẹo: Cách tự làm giấy thơm sấy quần áo tại nhà

Tấm sấy và quả bóng

1.5. Chọn thời gian sấy

Trong quá trình sử dụng máy sấy quần áo, bạn nên chọn thời gian sấy phù hợp với khối lượng áo quần. Người dùng không nên điều chỉnh thời gian sấy quá lâu, vì khiến cho sợi vải co rút do bị giảm hơi ẩm quá nhiều, khiến cho quần áo bị nhăn và giảm độ bền.

Bạn có thể điều chỉnh chế độ theo gian theo các mức từ 30 phút, 60 phút hoặc 90 phút,… giúp đảm bảo sấy khô áo quần hiệu quả hơn, đồng thời lãng phí điện năng vô ích.

1.6. Lấy quần áo ra khỏi máy

Khi máy hoàn thành quá trình sấy khô, bạn hãy mở cửa máy để hơi nóng có thể lan tỏa ra ngoài. Kế tiếp, bạn lấy ngay quần áo ra khỏi máy và tránh để quá lâu. Nếu áo quần để quá lâu trong lồng sấy thì quần áo dễ nhăn, tiếp xúc với hơi nóng nhiều hơn nên rất nhanh bị hư hỏng.

Lưu ý: Mỗi hãng sản xuất, mỗi kiểu máy sấy (thông hơi, ngưng tụ, bơm nhiệt) lại có cách sử dụng tương đối khác nhau. Để có hướng dẫn đầy đủ, chi tiết và chính xác hơn, mời bạn tham khảo các bài hướng dẫn sử dụng máy sấy cho từng hãng sau đây:

2. Mẹo dùng máy sấy quần áo đạt hiệu quả

Chúng tôi viết phần này dựa trên việc tập hợp kinh nghiệm dùng máy sấy quần áo từ nhiều chuyên gia và người dùng, mong rẳng sẽ giúp bạn có thể dùng máy sấy thật hiệu quả:

  • Phân loại quần áo trước khi sấy khô để giảm thời gian sấy và tiết kiệm năng lượng, để tránh quần áo bị phai màu hoặc bị sờn.
  • Giũ quần áo trước khi sấy sẽ giúp quần áo khô nhanh hơn và giảm nhăn.
  • Bạn chỉ nên sấy một lượng quần áo vừa phải, khoảng 2/3 máy. Sấy quá nhiều quần áo sẽ khiến máy sấy quần áo hoạt động quá tải, kém hiệu quả và quần áo có thể bị nhăn.
  • Kiểm tra nhãn mác chăm sóc quần áo trước khi sấy: Các loại vải khác nhau có thể chịu được các mức nhiệt khác nhau và một số loại hoàn toàn không nên sấy khô.

Các mẹo sấy đồ khác với máy sấy quần áo:

3. Cách vệ sinh máy sấy quần áo

Để máy sấy quần áo hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ, bạn cần vệ sinh máy sấy quần áo định kỳ. Dưới đây là hướng dẫn cách vệ sinh máy sấy quần áo tại nhà:

Vệ sinh cảm biến

Cảm biến sấy khô – đôi khi được gọi là cảm biến độ ẩm – được tìm thấy trong lồng sấy, thường ở dưới cửa mở. Nó được làm bằng hai dải kim loại phát hiện độ ẩm.

Cảm biến bẩn sẽ khiến việc sấy khô không chính xác, khiến quần áo vẫn ướt hoặc quá khô khi kết thúc chu trình sấy. Vì vậy, hãy giữ sạch bộ cảm biến sấy khô và phần còn lại của lồng bằng giấm trắng và vải hoặc khăn lau.

Vệ sinh bộ lọc xơ vải

Lỗ thông hơi máy sấy quần áo

Bộ lọc xơ vải là bộ phận quan trọng giúp ngăn chặn xơ vải và bụi bẩn bị cuốn vào máy sấy. Bạn nên vệ sinh bộ lọc xơ vải sau mỗi lần sử dụng máy sấy.

  • Dùng tay vuốt hoặc dùng máy hút bụi để loại bỏ xơ vải và bụi bẩn bám trên bộ lọc.
  • Rửa sạch bộ lọc bằng nước ấm và xà phòng.
  • Để bộ lọc khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào máy sấy.

Vệ sinh khay hứng nước ngưng

Khay hứng nước ngưng là bộ phận giúp thu gom nước ngưng trong quá trình sấy quần áo. Để đảm bảo bạn có thể chạy một chu trình sấy khô mà không phải dừng giữa chừng để đổ hết nước trong bình, hãy đổ hết nước trong bình ngay sau mỗi chu trình sấy. Rửa sạch khay bằng nước và xà phòng. Sau đó, lau khô khay trước khi lắp lại vào máy sấy.

Vệ sinh ống thông hơi

Ống thông hơi là bộ phận giúp lưu thông không khí trong máy sấy. Bạn nên vệ sinh ống thông hơi ít nhất 6 tháng một lần.

  • Tháo ống thông hơi ra khỏi máy sấy.
  • Dùng máy hút bụi để loại bỏ xơ vải và bụi bẩn bám trên ống thông hơi.
  • Rửa sạch ống thông hơi bằng nước ấm và xà phòng.
  • Lau khô ống thông hơi trước khi lắp lại vào máy sấy.

4. Một số lưu ý

Khóa trẻ em máy sấy quần áo đã qua sử dụng 468914

Nếu bạn lo lắng về việc trẻ em hoặc thú cưng của mình bị thương trong máy sấy quần áo, thì hãy làm theo các biện pháp phòng ngừa sau để đảm bảo an toàn:

  • Rút phích cắm máy sấy khi không sử dụng.
  • Xoay nút xoay chương trình sang vị trí tắt nếu bạn muốn tách quần áo ra ở giữa chu trình.
  • Tránh máy sấy có chốt điều khiển bằng tay cầm trên cửa, vì chúng không thể mở được từ bên trong.
  • Hãy tìm khóa trẻ em điện tử vì điều này ngăn trẻ em bật máy sấy hoặc thay đổi cài đặt chương trình sấy.
  • Khóa trẻ em dạng cơ học có thể được kích hoạt sau mỗi chu trình. Nó ngăn không cho cửa đóng lại, vì vậy trẻ em không thể bị mắc kẹt bên trong.
  • Luôn sử dụng chế độ Khóa an toàn/Khóa trẻ em (Child Lock) để ngăn trẻ nghịch ngợm làm gián đoạn hoạt động hay mở cửa khi máy đang chạy.

Mr. Tuấn
Mr. Tuấn 0965.790.100
Ms. Hương
Ms. Hương 0982.069.704
Liên hệ